TRA CỨU KINH DỊCH NHƯ THẾ NÀO?

  • Đừng bao giờ đặt câu hỏi với Kinh Dịch 2 lần liên tiếp.
  • Mỗi tuần một lần tốt nhất.
  • Nên giữ trạng thái yên tĩnh.

Theo chúng tôi, muốn thấu hiểu tất cả các tinh hoa của Kinh Dịch cần phải có một sự chuẩn bị tối thiểu nào đó, nếu không các quẻ dịch cũng vẫn chỉ là những điều bí ẩn.

Cái tinh túy trong quẻ dịch không xuất hiện ra ngay sau câu hỏi của người cầu quẻ. Phải đọc đi đọc lại lời giải một cách thư thả. Cuối cùng sự thật sẽ xuất hiện.

Chúng tôi xem các quẻ trong Kinh Dịch như một hình thức suy nghiệm.

Như ta thấy, ban đêm, sự suy tưởng sẽ tốt hơn. Nên đôi lúc những gì còn vương vấn trong quẻ sẽ chợt lóe sáng đột ngột trong đêm như nước tuôn trào từ trong vách đá.

Sẽ có những vấn đề bị vướng mắc do đặt câu hỏi không chính xác.Vậy nên đặt câu hỏi như thế nào?
  • Càng rõ càng tốt. Tránh các câu hỏi tối nghĩa (2 ý)
  • Nên đặt câu hỏi ngắn, viết trên giấy càng tốt.
Thí dụ :
Lúc này có thuận lợi để tiến hành … không?
Tôi có cần kiên trì theo chiều hướng này không?
Tôi cần phải đi hay nên chờ đợi?
Trong tình thế hiện nay của tôi, Kinh Dịch khuyên tôi như thế nào?
Để thăng tiến trong nghề nghiệp, Kinh Dịch khuyên tôi như thế nào?
Tôi có gặp được người bạn gái (hay bạn trai) mà tôi mơ tưởng không?
Tôi có nên ly dị không?
Tôi sẽ có một đứa con không?
Thời gian tiếp theo đây sẽ đem lại điều xấu hay lợi lộc cho tôi?
Phải xử thế ra sao?
Cạm bẫy nào cần phải vượt qua?
Có bao nhiêu cơ may thành công (thất bại) trong phi vụ này?
Tôi đang ở trong tình trạng như thế nào?

Kinh Dịch không thể chỉ cho ta biết mức độ hiện thời của chúng ta.

Nói chung chúng ta cần phân biệt 4 lọai câu hỏi:
• Lọai thứ nhất liên quan đến cuộc sống lứa đôi.
Ví dụ : Về mặt tình cảm sẽ diễn tiến, phát triển ra sao?
• Lọai thứ hai liên quan đến việc, làm ăn, kinh doanh.
Ví dụ : Đến lúc thích hợp để mua (bán) chưa? Nó sẵn sàng để bán (mua) chưa?
• Lọai thứ ba liên quan đến các cuộc du lịch, vận chuyển.
• Lọai thứ tư liên quan đến sức khỏe.

Kinh Dịch đưa ra các tin tức trong hiện tại, quá khứ và vị lai cho người cầu. Nó cũng có thể giúp giải đáp các câu hỏi mang tính tổng quát (dự báo các biến động, các tranh chấp chẳng hạn) hay mang tính cá nhân.

Lưu ý :

1/ Đọc các hào từ dưới lên trên nghĩa là hào thứ nhất là hào thấp nhất và thứ sáu là hào cao nhất.
2/ Hào thứ NĂM là hào quan trọng nhất và lý thú nhất để nghiên cứu.Đó là chỗ của vị Quốc vương, hình ảnh của người nắm quyền bính: Ông chủ, người lãnh đạo…
Nếu hào dương càng tốt. Tuy nhiên, người ta xem một hào âm ở hàng thứ năm cũng tốt nếu được kèm theo:
a) Một hào dương ở hàng thứ sáu. Đó là trường hợp vị Quốc vương dựa vào một bậc thánh nhân để trị vì.
b) Một hào dương ở hàng thứ hai. Đó là trường hợp 1 thuộc hạ hay phụ tá đỡ đần cho một cấp lãnh đạo.

3/ Các hào dương chiếm vị trí dương là đúng vị thế và thường là tốt. Cũng thế, các hào âm đúng vị thế là ở một nơi âm. Tuy nhiên hào quang không nằm đúng vị thế chư a hẳn luôn luôn là xấu, mà còn tùy thuộc vào hướng. Nếu sự kiện đang diễn tiến cần sự cứng rắn thì hào dương là tốt. Ngược lại khi cần phải mềm dẽo thì là xấu. Mặt khác, nếu biết rằng là một hào dương ở vào một vị thế âm thì sẽ bị giảm năng lượng, điều này trong một vài trường hợp là một chỉ dẫn thuận lợi.

4/ Vấn đề biến đổi của các hào.
Chỉ những hào cũ mới thay đổi: Dương cũ (còn gọi là dương lớn) và âm cũ (còn gọi là âm lớn).

Tổng quát, hào dương biến thành hào âm sẽ không tốt và mất năng lượng, nhưng không phải luôn luôn như thế. Sự biến đổi từ hào âm sang hào dương tức là tăng năng lượng, theo nguyên tắc là tốt.

5/ Hào âm ở hàng thứ 3: Báo hiệu một mối nguy hiểm đang rình rập. Hào âm nếu đang ở hàng thứ năm cũng thế.

6/ Hào dương ở hàng thứ 2: Nên tránh sự cứng rắn.
Hào dương ở một vị thế âm: Cần sự khéo léo.

7/ Tình hình sẽ sáng sủa hơn nếu hào Dương nằm ở hàng dưới. Hào dương nằm ở hàng trên báo hiệu tình thế sẽ xấu đi.

Chú giải:

Thời gian lý thú nhất khi nghiên cứu Kinh Dịch là giai đọan chú giải.Trước hết phải nắm rõ một cách tổng quát cấu tạo một quẻ dịch (trùng quái).Một trong hai điều sau đây sẽ xảy ra:

Quẻ gồm tòan những hào không thay đổi hay những hào có thể thay đổi.

Nếu tất cả những hào mang tính cố định thì người cầu cần chú trọng đến quẻ vừa đạt được.
Nếu cầu được một quẻ không có hào biến dịch nghĩa là có hai sự kiện, điều này có nghĩa là có hai tình huống sẽ xảy ra:
  • Hiện thời không có sự tiến triển hoặc rất ít
  • Đến hồi kết thúc.
Nếu như tất cả đều tiến triển như dưới đây thì nên gieo quẻ lại trong vài hôm nữa (đó là lấy quẻ theo phương pháp cổ điển, riêng cảm xạ chỉ cần nâng khí và kiểm sóat cho thật tốt thì có thể lấy quẻ lại ngay trong chốc lát).

Trường hợp có những hào biến dịch phải thiết lập một quẻ thứ hai và cần chú trọng :
  • Ý nghĩa tổng quát của quẻ dịch.
  • Sự thay đổi trong các biểu hiện của các hào.
Trường hợp có nhiều hào biến dịch. Bắt đầu đọc chúng từ dưới lên trên.

Kinh Dịch sẽ là kim chỉ nam giúp chúng ta hiểu rõ thế đứng của ta giữa cái vô cùng vĩ đại, cái tiểu vũ trụ của ta trong đại vũ trụ. Nó đưa ra quan điểm về điều mà người gieo quẻ quan tâm.

Quẻ dịch sẽ đề cập đến các bí ẩn phải kiên trì giải mã mà người xin quẻ cần phải quan tâm.

Trường hợp một quẻ dịch có các hào biến đổi.

Cách đọc:
1/. Sự phán đóan và hình tượng của quẻ Vô Vọng (số 25)
2/. Sự phán đóan và hình tượng của quẻ Cải Cách (số 49)
3/. Những quyết định của các hào 3 và 6 trong quẻ Vô Vọng.

Từ những chỉ dẫn trên giúp ta nhận định được sự tiến triển của tình hình hiện tại của người cầu, so sánh với lần sau cùng ý nghĩa của 2 quẻ dịch.

Để có thêm nhiều yếu tố giúp cho sự phán đóan, nên thiết lập các hào nhân (Trigramme nucléaire).
Từ quẻ dịch đã cầu được.

Thí dụ : Bạn cầu được quẻ Lửa và Nước (Hỏa Thủy Vị Tế – số 64 ) nghĩa là “Công việc chưa hoàn tất” (xem hình vẽ)