Lịch sử của Kinh Dịch


Hiển nhiên, đây là cuốn sách cổ xưa nhất của Trung Quốc. Nhiều tác giả được nhắc đến từ Phục Hy, Thần Nông,Văn Vương… và cuối cùng là Khổng Phu Tử (551- 479 trước công nguyên)

Vua Phục Hy đã tạo ra 8 quái căn bản (Bát quái), còn Văn Vương đã lập được 64 quẻ trong lúc bị giam cầm.
Đối với Đức Khổng Tử, Kinh Dịch là con đường quang vinh giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc sống và qua đó quán triệt sự tương quan giữa các sức mạnh tiềm ẩn trong vũ trụ.

Các Linh Mục dòng Tên, được sự hổ trợ của nhà triết học Leibniz là những người đầu tiên đã giới thiệu một vài đọan của Kinh Dịch cho người Tây phương.

Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1924 một nhà truyền giáo Tin Lành người Đức Richard Wihelm, sống nhiều năm ở Trung Hoa mới thực sự giúp người Tây Phương hiểu rõ Kinh Dịch.

Ngòai ra nhà phân tâm học Jung cũng là người ủng hộ nhiệt tình cho việc phổ biến Kinh Dịch ở Tây Phương .Theo ông, lần đầu tiên nhờ bản dịch của Wihelm mà cái sâu thẳm của phương Đông được giới thiệu cho phương Tây một cách thẳng thắn và dễ hiểu.

Giống như người Trung Hoa, hai Ông quan niệm nổ lực chính của con người là phải đấu tranh để hạn chế sự may rủi (ngẫu nhiên).Và đưa ra một nhận xét đầy ấn  tượng:
Quan sát sự ngẫu nhiên có thể còn quan trọng hơn là quan hệ nhân quả”.

Đa số người Tây phương vì cuộc sống đầy đủ tiện nghi hoặc do sự buồn phiền và lười biếng đã quên mất sự may rủi trong cuộc sống .Do tính Logic và quan hệ nhân quả, họ đã tạo ra một thành trì vững chắc mà họ gọi là sự ngẫu nhiên.

Louis Pauwels cho rằng chỉ cần bỏ ra ít tiền cho việc nghiên cứu Kinh Dịch thì có thể giúp phát triển thêm sự hiểu biết nhiều điều lý thú. Cá bị mắc lưới, người ta bắt cá rồi quên cái lưới, người Đông phương thích ví von như thế. Con nai sập bẫy, hãy bắt con nai và quên đi cái bẫy.

Cần hiểu Kinh Dịch như chiếc lưới đối với đàn cá, cái bẫy đối với đàn nai, hay nói khác đi nó là một phương tiện để nắm bắt thời cơ đúng lúc và kịp thời.

Còn ở Việt Nam chúng ta, có nhiều học gỉa trước đây nghiên cứu về KINH DỊCH như : Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Hiến Lê và Phan Canh.

Còn áp dụng Kinh Dịch trong Cảm xạ thì có Ông Kim Hòang Sơn (quyển Cảm Xạ Học Dịch Lý – 1993) và bây giờ chúng tôi Dư Quang Châu – Trần Văn Ba – Nguyễn Văn Lượm tập tành bước theo chân đàn anh để học cách sử dụng Năng Lượng Cảm xạ học để dự đoán Kinh Dịch. Rất mong các bậc đàn anh chỉ vẽ thêm.