Những dòng suy nghĩ


Cách đây vài năm, có một số đông anh chị em ở các Tỉnh thành, trong đó có tôi được anh Dư Quang Châu hướng dẫn áp dụng các quẻ của KINH DỊCH để điều chỉnh những mất cân bằng của cơ thể. Điều này rất mới, vì trước giờ chưa nghe ai nói và cũng chẳng thấy ai làm.

KINH DỊCH là một trong những tác phẩm văn hóa cổ đại của dân tộc Trung Hoa, nội dung vô cùng sâu rộng, đề cập nhiều vấn đề phong phú từ trong thực tiển cuộc sống và sản xuất  và từ các quá trình nhận thức tự nhiên, cải tạo tự nhiên.Trong KINH DỊCH, sáu mươi tư quẻ đã nêu ra sáu mươi tư phương thức âm dương biến đổi, đối lập, thống nhất, nó chẳng phải là ước đóan chủ quan, mà chính là phản ánh qui luật quan hệ phổ biến của thiên nhiên và con người, giữa vũ trụ quan và nhân sinh quan cho nên trên thế giới nhiều học giả nổi tiếng tham gia nghiên cứu KINH DỊCH không phải là chuyện lạ… Mới đầu KINH DỊCH chỉ là sách Bói, đến đời nhà CHÂU thành một sách triết lý tổng hợp tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa.Qua đời HÁN, nó bắt đầu có màu sắc, hình tượng số học.Đến đời TỐNG nó thành Lý học,gần đây, đặc biệt có Thiệu Khương Tiết là một trong những người bảo vệ, sáng tạo và nâng cao KINH DỊCH, viết  MAI HOA Dịch Số, hướng dẫn nhiều cách thiết lập một quẻ Dịch: Ngòai cách dùng 3 đồng tiền, tính lá cây, còn tính theo thời gian, tiếng động, tiếng nói, số lượng, màu sắc v.v…Ngày nay có Thiệu Vĩ  Hoa là cháu đời thứ 25 của Thiệu Khương Tiết nối nghiệp tổ tiên viết quyển CHU DỊCH với dự đóan học, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Ở Việt Nam, là những nhà khoa cử, kể cả những người không ra ứng thí, thảy đều qua KINH DỊCH, vì muốn đăng khoa, hay đi sâu vào môn khoa học cụ thể nào đó, tức nhiên phải dồi mài TỨ THƠ (Mạnh tử, Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung):NGŨ KINH (Kinh Thi, Kinh Thơ, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu): Sử Tử, Cửu Lưu, Tam Giáo v.v… (Người đời ggọi chung là phải dồi mài KINH SỬ để chờ kịp khoa). Những người đi sâu vào KINH DỊCH hay nổi tiếng tinh thông Dịch lý thì rất ít, ngòai Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm mà sứ giả nhà Thanh ngợi khen và thán phục:”AN NAM Lý Học hữu TRÌNH TUYỀN…” Ở nước AN NAM tinh thông Lý Học có TRÌNH TUYỀN HẦU – tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu này được ghi vào lịch sử Trung Quốc.

Về sau này, có nhiều nhà dịch thuật như :Ngô Tất Tố, Phan Bội Châu, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Mạnh Bảo … viết về KINH DịCH, nội dung ngòai việc giải thích quái từ, hào từ, nhưng cũng có những quẻ dịch thóat ý, đậm nét về cách làm chính trị, họat động thực tiễn, sản xuất, đời sống, triết lý, ẩn dụ, dự đóan hoặc hướng về tu thân , tề gia, xử thế…

KINH DỊCH cũng được ứng dụng vào nhiều môn khoa học cụ thể nhất là môn Y học cổ truyền nên đời xưa có câu :”Dục học-y, tiên học DỊCH “ – Muốn học Y, trước phải lo học DỊCH.Vì biết Dịch mới tính thông nguyên Lý Am Dương, ngũ hành sinh khắc … mới lý giải được cơ chế tạng phủ trong cơ thể con người mà có phương pháp điều trị hữu hiệu.

Quyển KINH DịCH và NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ HỌC về hình thức có một điều khá lý thú là tác giả đã dùng nhiều hình ảnh để minh họa nội dung từng vấn đề, vừa vui tươi, vừa nhẹ nhàng lại vừa hấp dẫn mang tính thuyết phục cao, làm người đọc dễ nhớ, dễ dẫn dắt vào ngưỡng cửa của Dịch Học.

Về cách lấy quẻ, ngoài việc dùng ba đồng tiền, đếm lá cây, quyển sách này còn đề cập đến một số cách lấy quẻ mới mà Thiệu Khương Tiết, các nhà Dịch số, các chiêm tinh gia chưa từng đề cập tới, đó là:

- Sử dụng quả lắc để xác định hào âm hay hào dương của quẻ.
- Sử dụng việc rung động từng khu vực trong cơ thể theo chiều thuận, nghịch mà xác định hào Am hay Dương.
- Sử dụng sự chuyển động của tám đốt ngón tay để tính quẻ.
- Sử dụng sáu khu vực của cơ thể, chia thành thượng quái, hạ quái, kết hợp với 8 quẻ : Thiên, Trạch, Hỏa, Lôi, Phong, Thủy, Sơn,Địa để làm thành quẻ.
- Sử dụng sự rung động của cơ thể tìm quẻ động.

Tóm lại, nhìn lại các tác phẩm DỊCH HỌC trước đây, suy nghĩ về quyển KINH DỊCH và NĂNG LƯỢNG CẢM XẠ HỌC hiện nay đúng là “Cách tân, nhật tân, hữu nhật tân “.

Xuân KỶ MÃO 1999

Nguyễn Minh Đức