Lời mở đầu

Để bước vào tìm hiểu về Dịch lý những nhà khoa học hiện đại khi góp công sức để vẽ nên bản đồ gene của bản thể loài người đã nắm trọn mọi di biến động của bản thể con người đã góp phần bổ sung cái hình nhị hạ xây dựng quan niệm nhân sinh thiết thực của cuộc sống nghĩ rằng đã có bàn tay của chúa.Vậy khi thiết kế nên họa đồ âm dương vũ trụ. Khổng tử chỉ đặt tên là Kinh Dịch mà không tiện cho đó là chiếc đũa của quỷ thần để nắm trọn việc lý học về vũ trụ lẫn nhân sinh như cái hình nhị thượng mô tả triết lý cao siêu vô hình.

Như vậy cả hai "Bàn tay của Chúa" và "Chiếc đũa của Quỷ Thần" đều đã nói lên quy luật sinh hóa của vạn vật trong vũ trụ bao la như biển cả và trong con người - cái phần vũ trụ nhỏ nhoi như hạt bụi - đều gọi là Dịch. Dịch có chữ viết tượng trưng như một con rắn thằn lằn biến đổi 12 lần trong 1 ngày cùng 12 tháng trong năm.

Dịch mang 3 nội dung:
  • Một là: bất dịch (không thay đổi như trời đất, đêm ngày, trai gái…)
  • Hai là: giao dịch (thay đổi đối nghịch nhau như âm dương)
  • Ba là: biến dịch (biến đổi để tạo ra cái phát sinh mới)
Đây là phần cơ bản nhất trong sự biến động của cơ thể con người (nói riêng) và cơ thể vũ trụ (nói chung).
Tần Thủy Hoàng nhà độc tài chính trị khi cho đốt sách (năm 213 trước công nguyên) cũng đã phải để lại quyển kinh dịch (bộ sách triết học cơ bản của nho giáo - đứng đầu tứ thư ngũ kinh) vì coi đó không phải là bộ sách mang tính tuyên truyền cho một dường lối chính trị phục vụ cho một chế độ hay một thời kỳ lịch sử.

Kinh dịch có 3 loại:
  • Một là Liên sơn dịch:sách dịch nhà hạ lấy quẻ Cấn làm đầu vì Cấn tượng trưng cho mây ở núi bốc ra liên miên.
  • Hai là Quy tàng dịch: sách dịch nhà Thương và Ân lấy quẻ Khôn làm đầu. Quẻ Khôn tượng trưng cho đất vì vạn vật xoay chuyển rồi cũng trở về đất
  • Ba là Chu dịch: sách dịch nhà Chu cho rằng đạo dịch luân chuyển đầy đủ không ngừng mọi lúc mọi nơi, lấy quẻ Kiền làm đầu.
Để hiểu dịch là gì? Trước hết bắt đầu từ nguyên thủy vũ trụ - một khoảng không gian vô hình được biểu tượng là một vòng tròn trống không. Đó là thái cực, tuy nhiên còn có khái niệm khác cho rằng trước thái cực còn có vô cực . cũng còn là không gian trống không và vô hình. Cái trống không và vô hình ấy có phải chăng chính là "hố đen" mà con người ngày nay đã trông thấy nó!

Thái cực là nơi kết nối Vô cực với Âm dương là điểm khởi đầu cho cuộc sinh hóa của vũ trụ. Từ cái khoảng không gian vô hình đã hình thành nên hai phần gọi là Lưỡng nghi, tức là gồm Dương (động, nóng, trong, sáng, nhẹ, nổi lên trên) biểu tượng là một vạch đơn (#), Âm (tỉnh, lạnh tối, đục, nặng, đọng ở dưới) biểu tượng bằng một vạch đứt (--) (hay ta thử gọi là 2 vạch con).

Mặc dù lý thuyết của dịch được miêu tả trên giấy bằng những mã vạch trông như những mã vạch hàng hóa siêu thị, ở đây mã vạch mô tả cái vật chất ban đầu của vũ trụ để bắt đầu định tính và định lượng thời gian và không gian. Trông vào những mã vạch vũ trụ, người xưa đã có khả năng mô tả về lẽ biến của dịch, bắt đầu từ thái cực để sinh ra Lưỡng nghi, rồi từ Lưỡng nghi sinh ra Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái.

Những nhà kinh dịch học căn cứ vào sự luân chuyển biến hóa của khí âm dương mà tạo thành Thủy, Mộc, Hỏa, Kim, Thổ.

Âm dương là hiện tượng vô hình. Sự phối hợp âm dương với các sự vật là sự phối hợp về khí hóa. Có những âm dương học quan niệm âm dương là khí, trời đất là sự vật. nóng lạnh, đêm ngày là sự kiện.quang minh chính đại hay gian tà lén lút là hành động. Quân tử tiểu nhân là người. Thiện ác là tính tình…

Quyển sách dịch mà tôi đang cầm trên tay để đọc. Theo tôi hiểu đây là cách hiểu riêng của người viết, và người viết đã hiểu theo cách của mình. Nhưng Khổng tử người được xem như là nhà thiết kế nền tảng nho giáo học - người đã đọc nguyên bản sách dịch đến 3 lần, đã đứt lề và đã làm ra 10 thiên truyện mà vẫn còn phải tự than thân trách phận "gia ngã sổ niên tốt dĩ học dịch khả dĩ vô đại quá hỹ" (trời cho ta mà sống thêm được mấy năm nữa để học dịch thì ta sẽ có thể không lầm lẫn vậy).

Vậy để hiểu được kinh dịch cho thấu đáo Khổng tử kia còn chưa dám tự hào huống hồ chỉ một quyển sách nhỏ này lại dám lớn tiếng?! mà chỉ tự nên xem như là quyển sổ tay của người "học đánh vần".

Kinh dịch được xem một khái niệm để cho những nhà triết học cổ xưa ứng dụng phát triển trong nhiều lĩnh vực khảo nghiệm khác nhau để tri hành đúng quy luật của tạo hóa để xây dựng con người quân tử trên thông thiên văn vũ trụ nắm được đạo trời, dưới thạo địa lý nhân văn bắt được đạo đất, thấu được mọi việc biến hóa của quỷ thần để hành động tránh gặp phải lầm lẫn .

Trong các xã hội mù mịt, mắt chưa được mở ra hẳn thì Kinh Dịch lại có tác dụng nhiều nhất ở phần suy đoán số phận con người không chỉ trong xã hội bình thường qua mối tương quan của luân thường đạo lý của cái gọi là tương tự như "hạ tầng cơ sở " mà còn có tham vọng trong đời sống chính trị cái phần trông giống như "thượng tầng kiến trúc" và có chú ý đến phần ứng dụng của nó ở lĩnh vực y học để luận đoán bệnh tật .

Tuy nhiên, mục tiêu của nhóm nhà biên soạn bộ sách này để phục vụ làm tài liệu tham khảo trong giới đại học mà đặt vấn đề tìm hiểu kinh dịch lại thông qua một loại phương tiện khác để hấp dẫn người hiện đại đã từng chán chường lối học kinh điển hay dùng tư duy tự luận mà thay vào đó phương thức thực nghiệm ứng dụng như một nhà ảo thuật có nhiều kỹ xảo.

Tuy nhiên nhà Phật cũng đã từng cảnh cáo những tu sĩ của mình rằng đừng chạy theo cái phần ứng dụng tuyệt vời của hiệu ứng pháp thuật của bùa chú ẩn nấp trong phương pháp tu hành đầy công phu và khổ luyện mà rồi xuống núi dụ dỗ, quyến rũ như một gánh hát sơn đông mãi võ để kiếm mấy bát cơm mấy đồng xu của người bình dị, yếu đuối.

Tiến sĩ sử học Nguyễn Mạnh Hùng
Hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng